Có một điều chắc chắn và không thể chối cãi rằng, từ xưa đến nay thì thời nào cũng có vi khuẩn hay virus cả. Vậy, nếu đã có vi khuẩn hay virus thì theo khoa học, chắc chắn nó sẽ gây bệnh cho con người chúng ta. Đó là một điều không thể chối cãi. Thế nhưng, tại sao từ xưa tới nay, khi chưa có khoa học, khi chưa có kháng sinh, tại sao con người ta sống chung với vi khuẩn hay virus như vậy mà vẫn sống tốt, không hề có bệnh tật gì nghiêm trọng với hai thằng này. Hay là thời xưa nó không gây bệnh, tới khi con người chúng ta phát minh ra kính hiển vi nó mới bắt đầu gây bệnh. Và khi mà tây y chưa có ra đời thì con người ta chỉ dùng đông y để điều trị bệnh, liệu rằng đông y có biết sự tồn tại của virus, vi khuẩn hay không. Chúng ta hãy thử thảo luận xem nhé.
Để trả lời cho câu hỏi trên, mình xin chắc chắc một điều là đông y và các cụ thời xưa biết tới sự tồn tại virus, vi khuẩn. Và cũng nói thêm rằng, từ xưa tới nay hai thằng này vẫn gây bệnh cho con người, trong lịch sử có những đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người cũng từ hai thằng này. Chẳng qua là trong y thư cổ không có nhắc đến dưới tên là “virus” hay “vi khuẩn” mà thôi. Và có một sự thật thú vị là đông y không quan tâm tới virus hay vi khuẩn cho lắm. Tại sao lại như vậy?
Với y học hiện đại, nếu nguyên nhân bệnh do virus gây ra thì sẽ dùng kháng sinh để tiêu diệt virus đó, sau đó bệnh sẽ hết. Đó là cách nhìn của tây y, tiêu diệt đánh thẳng trực tiếp vào ổ bệnh. Còn với đông y thì họ không có làm như vậy. Đông y có cái nhìn về bệnh tật nhân văn và minh triết hơn tây y rất nhiều, trái với quan điểm “chữa hết bệnh thì người khỏe” của tây y thì đông y có cái nhìn trái ngược, họ quan niệm rằng “chữa cho người khỏe sẽ hết bệnh”, nếu đối tượng đông y hướng tới là con người chứ không phải bệnh tật. Chỉ cần khôi phục công năng của cơ thể về mức bình thường, bệnh tật sẽ tự khắc biến mất.
Vậy, cụ thể đông y điều trị các bệnh có virus (cảm cúm, HP,…) như thế nào mà tại sao không cần quan tâm tới virus nhưng vẫn có thể chữa khỏi được bệnh. Đó chính là cần phải thay đổi môi trường thụ bệnh. Chỉ cần thay đổi được môi trường thụ bệnh, virus sẽ tự khắc sẽ chết.
Môi trường thụ bệnh là gì, đó chính là môi trường khi cơ thể chúng ta bị bệnh rồi sinh ra môi trường ấy. Ví dụ như khi bị cảm cúm điều trị không đúng rồi sinh ra đờm, đờm chính là môi trường cho virus vi khuẩn sinh sống. Hay như trong viêm dạ dày, môi trường “thấp nhiệt” sẽ là nơi cho virus HP sinh sống. Vậy lúc này, chúng ta chỉ cần làm mất môi trường sinh sống của virus hay vi khuẩn đi thì tự khắc bọn chúng sẽ chết. Hãy tưởng tượng virus vi khuẩn như con gấu bắc cực vậy, và gấu bắc cực chỉ có thể sống được ở bắc cực-môi trường lạnh mà thôi. Nếu bây giờ chúng ta thay đổi môi trường sống của nó, đem nó qua sa mạc Sahara thì chúng ta không cần làm gì cả, nó tự khắc sẽ chết.
Hay thử lấy một ví dụ khác, đó chính là sỏi thận. Nếu ai từng bị sỏi thận hay có người nhà bị sỏi thận thì sẽ phát hiện một điều, đó là bệnh này khó có thể điều trị dứt điểm và dễ tái đi tái lại. Dù cho đi mổ hay đi tán sỏi, thì một thời gian sau bệnh sẽ lại tái phát lại, sỏi mới lại xuất hiện. Tại sao lại như vậy. Đó chính là do trong lúc điều trị chúng ta chưa thể thay đổi được môi trường thụ bệnh. Cụ thể ở đây là gì? Đầu tiên chúng ta hãy thử tưởng tượng, quá trình hình thành viên gạch, đầu tiên từ bùn đất người ta nặn tạo hình viên gạch, sau đấy đưa vào lò nung ở nhiệt độ cao, lúc này đất sẽ dần cứng lại và thành viên gạch. Tương tự, quá trình hình thành sỏi cũng như vậy. Khi chức năng thanh thải kém, trong thận có cặn, và cơ thể người đó có môi trường “thấp nhiệt”-hiểu đơn giản nhiệt là nóng, thì cái nóng cái nhiệt này sẽ hun đốt cặn thận, khiến nó cứng lại và dần hình thành sỏi. Đọc đến đây bạn có thể quá trình này giống với quá trình hình thành gạch trong lò nung không? Và đọc tới đây, bạn đã hiểu tại sao đi tán sỏi lại chưa thể điều trị dứt điểm mà bệnh vẫn sẽ tái lại chưa. Bởi vì chúng ta chỉ mới tán sỏi thôi, chứ cơ chế hình thành sỏi vẫn đang còn, môi trường thụ bệnh-thấp nhiệt vẫn đang còn thì sỏi vẫn sẽ sinh ra. Cho nên, muốn điều trị dứt điểm phải thay đổi được môi trường thụ bệnh. Qua đây có thể thấy được tầm quan trọng của việc thay đổi môi trường thụ bệnh.
Tiếp tục, trong bệnh lý viêm xoang chẳng hạn, nhất là những người bị viêm xoang mãn tính lâu năm thì đa phần công năng của ba tạng tỳ phế thận suy yếu. Lúc công năng của ba tạng này suy yếu thì cơ thể sẽ sinh ra đàm, đàm ở vị trí cổ họng hay các hốc xoang thì là đờm, đờm sinh ra thì sẽ tạo môi trường sinh sống cho vi khuẩn. Cho nên trong bệnh lý viêm xoang, nguyên nhân sâu xa sinh ra bệnh không phải do vi khuẩn, nó chỉ là yếu tố làm tăng thêm bệnh mà thôi, nguyên nhân sâu xa là do sự suy giảm công năng của ba tạng tỳ phế thận. Lúc này điều trị, chỉ cần tăng cường công năng ba tạng này lên, cơ thể không sinh ra đàm nữa, vi khuẩn hết môi trường sinh sống thì tự khắc nó sẽ chết và bị đào thải ra khỏi cơ thể mà thôi. Đây chính là điểm tinh túy của đông y, trị như không trị, chả cần tới kháng sinh mà virus vi khuẩn đều hết.
Đây chính là nguyên lý của việc thay đổi môi trường thụ bệnh. Và có một điều mọi người lưu ý rằng, virus khó mà có thể tồn tại được trong cơ thể của một người bình thường, chỉ khi người ấy bị bệnh và cơ thể sinh ra môi trường phù hợp với virus sinh sống thì virus mới có thể tồn tại được trong cơ thể.Cho nên trong điều trị bệnh, việc điều chỉnh công năng cơ thể về mức bình thường trong và thay đổi được môi trường thụ bệnh cực kì quan trọng. Đây là gốc rễ để có thể điều trị được vào gốc bệnh.