1. Ăn ấm không nên ăn lạnh
Đồ ăn ấm sẽ dễ tiêu hơn so với đồ lạnh, tỳ vị sẽ tốn ít dương khí hơn để chuyển hóa nó. Những người thường xuyên có thói quen ăn và uống các đồ lạnh, thời gian dài sẽ khiến cho dương khí của tỳ thận càng ngày càng suy, từ đó mà sinh ra rất nhiều bệnh tật.
2. Ăn ít không nên ăn nhiều
Thông thường mình vẫn thường khuyên bệnh nhân là nên ăn no lưng lửng bụng (no khoảng 7 phần) là được. Và cũng đừng bao giờ lo sợ ăn như vậy sẽ sợ đói. “Hơi đói” là tốt. Tại sao mình lại nói vậy. Bởi vì chỉ có những người khỏe mạnh mới có cảm giác đói, chứ những người bị bệnh hay các cụ già sức khỏe ốm yếu, lúc nào cũng không có cảm giác đói, không muốn ăn uống. Ngoài ra, chúng ta cần phải hiểu rằng, càng ăn thực phẩm nhiều dinh dưỡng bao nhiêu càng dễ sinh ra đàm thấp bấy nhiêu, càng khiến cơ thể mình dễ trở trệ bấy nhiêu. Đạo trời rất là hay: “thiên chi đạo, tổn hữu dư, bổ bất túc”. Đó là quy luật quân bình. Nên càng đói là tỳ vị càng khỏe đó, càng no là càng yếu đó.
“Ăn quá no nê tổn hao 3 ngày tuổi thọ”. Câu nói này là một câu nói rất nổi tiếng của danh y Tôn Tư Mạc, tác giả của Thiên Kim Yếu Phương. Ông vừa là một danh y, vừa là một người tu luyện dưỡng sinh theo Đạo giáo, sống thọ tới 140 tuổi. Một người vừa am hiểu y học, vừa am hiểu đạo thuật trường sinh, sống tới 140 tuổi thì lời nói ra rất có quyền uy, chúng ta nên nghiền ngẫm suy nghĩ.
3. Ăn mềm không nên ăn cứng
Đồ ăn mềm thì dĩ nhiên sẽ dễ dàng chuyển hóa hơn so với đồ ăn cứng, cần tiêu hao ít năng lượng hơn. Chúng ta không nên lãng phí năng lượng vào những thứ không nên.
4. Ăn nhạt không nên ăn mặn
Từ “nhạt” này chúng ta có thể hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa đầu tiên có thể hiểu ăn nhạt ở đây là nên cho ít muối, không nên ăn quá mặn. Vì ăn mặn dễ gây tăng áp lực thẩm thấu dịch ngoại bào vào trong lòng mạch, khiến cho thể tích máu tăng lên, từ đó dễ gây tăng huyết áp.
Nghĩa thứ hai thì ăn nhạt ở đây là ăn thanh đạm, không ăn các thực phẩm có vị quá nồng. Có một bí quyết, đấy chính là càng ăn nhạt thì bệnh tật cũng nhạt theo, “tình” mà nhẹ thì bệnh cũng nhẹ theo. Câu này nghe thì đơn giản nhưng mà cực kì lợi hại và có chiều sâu, những bệnh nhân có trọng bệnh áp dụng được câu này, nó liền phát quang huy.
Ăn nhạt bệnh cũng nhạt, chúng ta ăn uống thanh đạm, bệnh của chúng ta liền sẽ chậm rãi phai nhạt. Tình nhẹ bệnh cũng nhẹ, chúng ta giảm bớt sự chấp trước thái quá trong tình cảm, cảm xúc, bệnh của chúng ta cũng liền nhẹ.
5. Ăn từ từ không nên ăn vội vã
Tục ngữ có câu “nhai kĩ no lâu”. Chúng ta ăn uống càng ăn chậm, nhai càng kĩ bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Nhai tới lúc nào đồ ăn nát bấy ra hòa lẫn với nước bọt – nước cam lồ trong miệng chúng ta thì lại càng tốt. Ăn với một tâm thái từ tốn không câu cấp, ăn và cảm nhận mùi hương từ đâu ăn, ví như ăn một hạt cơm mà có thể cảm nhận thấy được quá trình sinh trưởng của hạt gạo ấy, từ lúc nảy mầm cho tới lúc vươn mình lên đón nhận thái dương, cho tới lúc cây bắt đầu thành thục mà kết hạt, thì đây cũng chính là một cảnh giới. Chúng ta càng câu cấp bao nhiêu thì cơ thể chúng ta càng dễ sinh ra bệnh bấy nhiêu. Ăn xổi không nhai kĩ, thì vào trong dạ dày lại phải làm việc nhiều hơn mà thôi.