Nếu nói tức giận đối với thân thể tốt hay xấu, thì có lẽ ai cũng sẽ trả lời rằng không tốt, nhưng khi được hỏi không tốt như thể nào thì có lẽ không mấy ai trả lời đầy đủ. Nay Bình sẽ phân tích một chút, tức giận sẽ ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào.
Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu một điều, cơ thể chúng ta cấu tạo bởi hai thành phần: vật chất hữu hình và năng lượng vô hình. Thế nào là vật chất hữu hình? Hữu nghĩa là có, hình nghĩa là hình dạng, hữu hình tức là vật có hình dạng, có thể nhìn thấy, sờ thấy được. Ví dụ như gân, cơ, xương, khớp, lông, tóc, tim, gan, thận,… nó đều là vật chất hữu hình cấu thành nên thân thể. Còn năng lượng vô hình thì sao? Vô hình thì chắc chắn mình sẽ không thể nhìn thấy được, vì bản thân nó không có hình dạng, mà chỉ có thể cảm nhận được thôi. Và năng lượng này đông y tóm gọn bằng một từ: KHÍ.
Và có một điều cực kì quan trọng mọi người cần lưu ý cho mình: hầu hết tất cả các hoạt động sống của cơ thể chúng ta, đều cần năng lượng vô hình (khí) đến thôi động.
Hiểu một cách nôm na, như khi chúng ta nói chuyện là chúng ta cần khí đến duy trì, nếu không có năng lượng (khí) thì chúng ta sẽ không thể nói chuyện được. Cho nên đấy chính là lí do vì sao khi chúng ta bị ốm nặng, chúng ta chỉ cần nói chuyện 1 câu thôi là thấy hụt hơi, người rất mệt. Bởi vì sao, bời vì khi ốm nặng thì năng lượng trong người đang bị suy giảm, còn rất ít, lúc này nói chuyện là chúng ta đang tiêu hao năng lượng (khí), nên người sẽ mệt. Đấy là lí do vì sao người bị ốm nặng họ lại im lặng không muốn nói chuyện hay ở những nơi ồn ào. Hay như tại sao người mới chết họ vẫn có đầy đủ lục phủ ngũ tạng nhưng họ không còn sự sống, tim họ ngừng đập? Vì họ đã hết năng lượng, họ không còn khí, nên hơi thở của họ dừng lại.
Chúng ta có thể hiểu rằng thân thể hữu hình là xe, còn năng lượng vô hình là xăng. Xe muốn hoạt động thì cần có xăng, thân thể hữu hình muốn duy trì các hoạt động sống thì cần có năng lượng vô hình đến duy trì, năng lượng này chính là KHÍ. Qua đây chúng ta đã biết được tầm quan trọng của khí.
Quay lại chủ đề hôm nay, tức giận ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào.
Nếu ai từng học khí công hoặc yoga sẽ biết một điều: ý điều khí, khí điều huyết. Khi chúng ta tức giận, chúng ta có để ý một điều rằng mặt và mắt chúng ta đỏ bừng lên không. Vì sao lại vậy? Vì khi tức giận thì khí sẽ nghịch đi lên, khí đi lên thì huyết lên theo, hóa thành hỏa, mà khiến mặt đỏ mắt đỏ.
Vậy nếu như một người trường kì thường xuyên tức giận sẽ ra sao. Thì lúc này khí huyết sẽ thường xuyên thượng nghịch, ngược dòng mà đi lên.
Đầu tiên nói đến vị (dạ dày), tức giận lâu ngày khiến vị khí thượng nghịch, không giáng xuống được, mới đầu là ợ hơi, ợ chua, ăn vào khó tiêu; để lâu thì viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, thậm chí ung thư dạ dày. Vị nằm ở trung tiêu, lấy giáng làm hòa, nay vị khí thượng nghịch (không giáng) thì đã là bất hòa rồi. Vị bất hòa thì nằm bất an, những người vị khí bất hòa thì dương không nhập âm, từ đó dẫn tới tình trạng khó vào giấc ngủ, nằm cứ vật vã lật qua lật lại vậy.
Tiếp tục nói về can (gan), đông y có câu nộ thì thương can. Thương can như thế nào. Thứ nhất khi tức giận thì khiến can hỏa bốc lên, can hỏa vượng lâu ngày sẽ thiêu đốt can huyết, khiến can huyết tổn thương. Mà can lại khai khiếu ra mắt, can huyết hư thì ắt mắt sẽ mờ. Đó là lí do tại sao khi chúng ta tức giận quá mức thì mắt sẽ nhìn không rõ, các cụ gọi “giận làm cho mờ mắt” chính là vậy. Can huyết khô can hỏa vượng thì ắt sẽ dễ bị đau đầu, tăng huyết áp; tâm tình phiền táo, hai sườn đau nhức; nặng nhất là khiến xơ gan (can ngạnh hóa).
Còn đối với chị em phụ nữ thì lấy can làm chủ, can chủ bào cung. Nay tức giận sẽ khiến can khí nghịch, can khí nghịch thì khí nơi bào cung cũng nghịch lên, từ đây kinh nguyệt đi xuống sẽ không thông thuận, lúc mới đầu thì ngực sẽ dễ dàng trướng đau, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều; lâu ngày thì xuất hiện các khối u ở vú, ở tử cung,… khí bào cung nghịch thì làm sao có thể có thai cho được.
Thực sự ở Phòng Khám Chân Như gặp những trường hợp này rất nhiều, có nhiều case khá điển hình và đặc sắc về vấn đề phụ khoa của chị em. Mặc dù là con trai nhưng cảm thấy khá là mát tay với phụ khoa, cũng không biết nên khóc hay nên cười nữa. Chị em nào cứ hễ đến kỳ kinh mà hễ xuất hiện các triệu chứng: dễ cáu gắt tức giận; bốc hỏa; người lúc nóng lúc lạnh; đau đầu; đau bụng kinh đến chết đi sống lại,… thì đừng ngại ngần qua phòng khám nhé. Gì chứ những chứng này ở phòng khám tỉ lệ chữa thành công gần như cao nhất, chỉ một vài trường hợp bệnh nhân thể trạng quá hư nhược là chữa lâu thoai.
Lại nữa, có rất nhiều người, mỗi lần tức giận xong thì xuất hiện triệu chứng đau lưng, chữa mãi không khỏi. Đi khám các thầy cứ nghĩ do thận hư gây ra, nhưng bổ thận vẫn không đỡ. Nhưng họ đâu biết rằng trong trường hợp này nguyên nhân sâu xa do can mà ra. Can mang hành mộc, thận mang hành thủy, thủy sinh mộc, thận thủy là mẫu (mẹ), can mộc là tử (con), tức giận lâu ngày khiến can bị hư, can mộc bị hư thì can mộc sẽ lấy khí cùa thận thủy, lâu dần khiến thận bị hư mà gây đau lưng. Tình trạng này đông y gọi là tử trộm mẫu khí. Lúc này điều trì ngoài điều thận còn cần điều can nữa, kết hợp thay đổi tính tính, lúc ấy bệnh mới có thể hết hẳn.
Lại nữa, khi chúng ta tức giận, tâm hỏa cũng sẽ vượng lên khiến tâm hỏa cang thịnh. Bệnh nhân tâm hỏa cang thịnh sẽ xuất hiện triệu chứng trong tâm phiền nhiệt, nôn nóng mất ngủ, miệng khát, đầu lưỡi đỏ; trường kỳ thường xuyên tức giận khiến tâm hỏa cang thịnh lâu ngày sẽ khiến tâm âm hư, từ đó xuất hiện thêm các triệu chứng như dễ lo sợ, hồi hộp, đánh trống ngực; mất ngủ; dễ kinh sợ; hay quên,….tâm hỏa cang thịnh nên không thể hạ giao với thận thủy được thì khiến tâm thận bất giao, từ đây sinh ra đủ thứ bệnh trên đời.
Vả lại, tâm khái khiếu tại lưỡi, vinh nhuận ra mặt. Những người mà trường kỳ tâm hỏa vượng ắt vùng hầu họng rất dễ bị viêm, lặp đi lặp lại không thể điều trì dứt điểm được. Tâm chủ thần minh, thường xuyên tức giận khiến tâm hỏa cang thịnh thì sẽ khiến thần không được thanh tĩnh nữa, tâm liền sẽ xao động bất an, làm việc gì cũng gấp như kiến bò chảo nóng. Đến giai đoạn này rồi thì thực sự uống có bao nhiêu thuốc cũng không thấy đỡ, người lúc nào cũng cảm giác mệt mỏi, vô lực mà không biết tại sao. Mình đã từng gặp khá nhiều bệnh nhân kiểu này, cứ vào thời điểm 12h trưa về chiều người cứ mệt mỏi, lúc này sẽ cảm giác tâm phiền táo, xao động, suy nghĩ miên ma mà không thể tập trung được. Uống bao nhiêu thuốc bổ cũng chỉ đỡ chứ vẫn không thể dứt hẳn được. Nguyên nhân do đâu?
Xét đến thời đại hiện nay mà nói, khi nói về vấn đề bổ dưỡng cho cơ thể, cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân đều nhìn vào các vật dinh dưỡng hữu hình để bổ cho cơ thể, nhưng có mấy ai biết vô hình thanh tĩnh tâm cũng có thể bổ dưỡng cho cơ thể. Nhân thể chúng ta có tam bảo “tinh” “khí” “thần”, rất là quý báu. Nhất là “thần”, đồ vật cao quý nhất, và nó chính là phải dựa vào tâm thanh tĩnh tới bổ dưỡng.
Có câu “thần thanh tắc tâm hỏa tự hạ, dục thiểu tắc thận thủy tự sinh”. Nhân thể chúng ta khi tâm thanh tĩnh, không có việc gì phiền lòng rối rắm, thân thể tự động sẽ có thủy thăng hỏa giáng chi diệu, thủy hỏa thăng giáng đối lưu, lúc này năng lượng trong thiên địa sẽ tự động vào thân thể mà chữa trị.
Thiên địa chính là một cái sạc điện, chúng ta tùy thời tùy chỗ đều có thể nạp điện, chỉ là rất nhiều người cứ chạy theo dục vọng bên ngoài khiến tâm không tĩnh, thần không minh, từ đó khiến điện sung không đi vào được mà thôi.
Đôi khi, chúng ta thường ngày cứ nghĩ nhân thể chúng ta có thể đang bị thiếu dinh dưỡng, kỳ thật cái này chỉ là xem xét từ trên mặt hữu hình, mà nhân thể càng cần hơn chính là nhiều năng lượng, muốn dựa khí vô hình tới lưu thông. Nếu như tâm thanh tĩnh, liền có thể cùng thiên địa câu thông, như vậy liền có thể hấp thu càng nhiều năng lượng trong thiên địa. Mấy thứ này đi vào thân thể tới, có thể thượng truyền hạ đạt, được châu thân thuyên chuyển. Cái này những ai tập khí công sẽ rõ nhất.
Khi chúng ta hiểu được những điều này rồi, chúng ta sẽ biết được bảo trì tâm thanh tĩnh quan trọng tới mức nào, và sẽ càng hiểu được tức giận nguy hại tới nhân thể ra sao. Bởi tức giận khiến hỏa của cả ba nơi thượng tiêu trung tiêu hạ tiêu đều bốc lên, từ đó khiến thần chí mất sự minh mẫn. Và khi hiểu được những thứ này, chúng ta sẽ hiểu, tập bài tập gì để bảo vệ sức khỏe nó không còn quan trọng nữa, bởi vì nó chỉ là từ mặt ngoài xem xét mà thôi. Chỉ cần bảo trì tâm thanh tĩnh và thân thường xuyên vận động, thì thân thể làm gì mà không khỏe được cơ chứ. Sắp tới mình đang muốn thành lập một CLB, chia sẻ với mọi người những bài tập dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe. Thực ra bài tập là phụ, hiểu được đạo và lý ẩn đằng sau các bài tập mới là thứ quan trọng.
Đấy, đấy là mới nói “sương sương” đến vấn đề tức giận ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào, và bài viết mới đề cập tới ba cơ quan là can tam và vị đấy, còn những cơ quan khác thì nói tới mai cũng không hết. Nghe có vẻ hơi phóng đại nhưng đó là thực tế mọi người ah. Nếu ai học đông y đều biết cái này, tức giận khiến hỏa bốc lên, hỏa mà bốc lên thì sinh ra trăm ngàn loại bệnh. Trong đông y có hẳn một trường phái riêng lý luận rằng “trăm bệnh sinh ra đều do hỏa”, trường phái ấy của cụ Lưu Hà Gian.
Còn với mình, mình thấy trăm vạn bệnh sinh ra đều do tâm mà ra cả. Nếu nói mình chữa bệnh theo trường phái nào thì có thể xem theo trường phái điều tâm, từ tâm mà luận trăm ngàn loại bệnh tật. Với mình thì không bệnh nào không từ tam độc tham sân si mà ra. Điều may mắn của mình là biết đến Phật pháp, nên mình dùng Phật đạo để đi giải Y đạo, nên mình có góc nhìn của cả ba nhà Phật Đạo Y.
Chu Du hay Hạng Vũ đều là bậc hảo hán một thời, nhưng cũng đều vì tức giận mà chịu thiệt, huống hồ gì là chúng ta. Cho nên chúng ta phải thật cẩn thận, cần phải cẩn trọng mà giữ gìn giới luật, thường xuyên đề phòng tam độc tham sân si. Tại sao thế giới có nhiều thiên tai. Bởi tâm con người bất an mà ra cả thôi. Do chúng sanh có tâm tham mà phát sinh hỏa tai; có tâm sân hận mà phát sinh thủy tai; có tâm ngu si mà phát sinh phong tai. Cho nên tam tai đều do tam độc mà sinh khởi. Trong tâm chúng ta, ai ai cũng có đầy đủ tam độc, tâm này mỗi ngày một khuếch đại và khi đến trình độ nhất định sẽ hình thành nên đại tai kiếp.
Người khác nhìn hỏa tai là do thiên nhiên gây ra, với mình thì là do tam tiêu hỏa (thượng tiêu hỏa, trung tiêu hỏa, hạ tiêu hỏa) của chúng ta gây ra. Bởi vì trong tâm chúng ta có hỏa tai nên bên ngoài mới có hỏa tai. Bởi trong tâm chúng ta có chiến tranh nên bên ngoài mới có chiến tranh. Chúng hình thành được là bởi vì có sự tương ưng với nhau.
Trong tâm chúng ta có cái gì, bên ngoài sẽ có cái đó. Cái này chính là vạn pháp duy tâm tạo. Nhỏ như một hạt cát hay lớn đến tam thiên đại thiên thế giới, sâm la vạn tượng thì cũng từ tâm mà ra. Cho nên mới có câu “tâm bình thế giới bình, tâm an vạn sự an”. Cơ thể của chúng ta là một tiểu vũ trụ, là một thế giới. Nên nếu chúng ta muốn “thế giới” của chúng ta an thì tâm chúng ta phải an trước đã. Tâm an rồi thì làm gì còn bệnh tật nữa.